Skip to content
HearLIFE Việt NamHearLIFE Việt Nam
  • Menu
  • Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Lịch sử hình thành
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Sản phẩm
    • Máy trợ thính
      • Resound
      • Rexton
      • Widex
    • Ốc tai điện tử
      • Bộ cấy trong
      • Thiết bị xử lý âm thanh
  • Tin tức
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
    • Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bé cần bao lâu để nói được

Trang chủ Tin tức Bé cần bao lâu để nói được
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
035 609 3690

webhoabinh@gmail.com

Tin mới
  • 10 lời khuyên hàng đầu dành cho giáo viên: Cách hỗ trợ trẻ khiếm thính trong lớp học trực tuyến Chức năng bình luận bị tắt ở 10 lời khuyên hàng đầu dành cho giáo viên: Cách hỗ trợ trẻ khiếm thính trong lớp học trực tuyến
  • MRI & Ốc tai điện tử MED-EL: An toàn MRI vượt trội Chức năng bình luận bị tắt ở MRI & Ốc tai điện tử MED-EL: An toàn MRI vượt trội
  • Tư vấn cùng chuyên gia sáng thứ 4 hàng tuần Chức năng bình luận bị tắt ở Tư vấn cùng chuyên gia sáng thứ 4 hàng tuần
  • Vệ sinh bộ xử lý âm thanh của bạn: Hướng dẫn đặc biệt liên quan đến Covid-19 (Coronavirus) Chức năng bình luận bị tắt ở Vệ sinh bộ xử lý âm thanh của bạn: Hướng dẫn đặc biệt liên quan đến Covid-19 (Coronavirus)
  • Bé cần bao lâu để nói được Chức năng bình luận bị tắt ở Bé cần bao lâu để nói được
Sản phẩm mới
  • Sanpham Hearlife1 TruCore Stellar Li 6 RIC Giá: Liên Hệ
  • Sanpham Hearlife1 TruCore Emerald 6c RIC Giá: Liên Hệ
  • Sanpham Hearlife3 TruCore Mosaic 6c BTE Giá: Liên Hệ
  • Sanpham Hearlife2 TruCore inoX 6c Giá: Liên Hệ
  • Sanpham Hearlife5 TruCore Sterling 6c Custom Giá: Liên Hệ

Con của chúng ta phát triển ngôn ngữ như thế nào là ở chúng ta.

Sự phát triển thính giác là 1 điều kiện tiên quyết để phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ phải được nghe trước, sau đó hiểu rồi mới bắt đầu nói được.

Cũng giống như một người bình thường khi học ngoại ngữ ( Anh văn là một ví dụ ), rõ ràng là người đó nghe được mọi âm thanh của ngôn ngữ đó, nhưng nếu không hiểu những âm thanh đó có nghĩa là gì, thì người đó cũng không thể sử dụng được ngôn ngữ đó.

Và , làm sao để trẻ phát triển một ngôn ngữ tốt nhất. Quy luật 10.000 giờ của Malcolm Gladwell được cho là 1 kim chỉ nam cho hầu hết mọi kỹ năng : Cần phải thực tập ít nhất 10.000 giờ để đạt đến 1 kết quả tốt.

Và theo Betty Hart và Todd R. Risley : Trẻ phải được nghe ít nhất 30 triệu từ khi tròn 3 tuổi.

Betty Hart và Todd R. Risley đã làm 1 cuộc khảo sát ở thành phố Kansas ( Mỹ)

Họ thực hiện quan sát 42 gia đình có trẻ trong độ tuổi tập nói , bắt đầu khi trẻ con đạt từ 7 đến 9 tháng tuổi. Trong đó , 13 trong số các gia đình là gia đình các giáo sư của Đại học Kansas , 10 gia đình  trung bình, 13 gia đình lao động, và 6 gia đình đang nhận phúc lợi. ( ở Mỹ, việc nhận phúc lợi xã hội cho thấy gia đình thuộc diện rất nghèo ).Có những gia đình người Mỹ gốc Phi trong mỗi dạng. Trong số 42 trẻ em, 17 trẻ em là người Mỹ gốc Phi và 23 trẻ em gái. Có 11 bé là con đầu lòng, 18 bé là con thứ hai và 13 bé là con thứ ba trở lên.

Tintuc Hearlife5

Họ quan sát thấy 42 đứa trẻ phát triển giống bố mẹ về nguồn từ vựng, 86 đến 98 phần trăm các từ được ghi lại trong vốn từ vựng của mỗi đứa trẻ là tìm thấy trong vốn từ vựng của bố mẹ và gia đình
Đến 34-36 tháng tuổi, trẻ cũng nói và sử dụng số lượng từ rất giống với mức trung bình của cha mẹ họ.

Ngôn ngữ gia đình và cách sử dụng từ khác nhau giữa các nhóm khảo sát
  Kiểu gia đình
13 Gia đình các giáo sư 23 Gia đình lao động 6 Gia đình nghèo
Phép đo / Điểm số Cha mẹ Con Cha mẹ Con Cha mẹ Con
Kiểm tra từ vựng 41 31 14
Số lượng từ trong 1 giờ 2176 1116 1498 749 974 525
Trung bình lời nói trong 1 giờ 487 310 301 223 176 168
Số từ khác nhau trong 1 giờ 382 297 251 216 167 149

Cha mẹ cũng được làm các bài tập về từ vựng, số điểm của họ chênh lệch nhau rất nhiều

% ngôn ngữ giữa Cha mẹ và con trong 3 phép đo Số lượng từ, Trung bình lời nói và Số từ khác nhau là tương đương trong cả 3 dạng gia đình . Nhưng xét về số lượng từ thì ở 13 hộ Gia đình các giáo sư có số lượng lớn hơn Gấp đôi lượng từ ở 6 hộ Gia đình nghèo.

Mất 6 năm để phân tích hết số lượng dữ liệu thu thập được, và theo biểu đồ bên dưới. Có thể thấy khoảng cách vốn từ ngày càng xa ở các nhóm gia đình

Các gia đình rất khác nhau về lối sống, nhưng  họ đều tham gia vào nhiệm vụ cơ bản là nuôi dạy một đứa trẻ. Tất cả các gia đình nuôi dưỡng con cái của họ,chơi và nói chuyện với chúng. Họ đều kỷ luật con cái và dạy chúng cách cư xử tốt cũng như cách tự mặc quần áo và đi vệ sinh. Họ cung cấp cho con cái của họ nhiều đồ chơi giống nhau và nói chuyện với chúng về những thứ giống nhau. Mặc dù khác nhau về tính cách và trình độ kỹ năng, tất cả trẻ em đều học cách nói chuyện và trở thành những thành viên phù hợp với xã hội của gia đình với tất cả các kỹ năng cơ bản cần thiết để bước vào trường mầm non.

86 phần trăm đến 98 phần trăm các từ được ghi lại trong vốn từ vựng của mỗi đứa trẻ bao gồm những từ cũng được ghi lại trong từ vựng của cha mẹ chúng.

Vậy, sau 3 tuổi , bé bước vào trường mầm non. Liệu những khác biệt về ngôn ngữ của những trẻ kể trên có bị xóa nhòa đi bởi những tác động từ trường Mầm non : Khi trải nghiệm của trẻ mở rộng đến một cộng đồng rộng lớn hơn gồm những diễn giả có năng lực hơn : các thầy cô giáo . Liệu chúng ta, hoặc các bậc cha mẹ có thể dự đoán một đứa trẻ sẽ phát triển như thế nào ở trường từ những gì cha mẹ đã làm cho bé khi đứa trẻ được 2 tuổi?

Để trả lời câu hỏi đó, các nhà khoa học lại tiếp tục theo dõi 29 trẻ trong số 42 trẻ kể trên khi các bé đạt 9 – 10 tuổi và so sánh kết quả học tập thực tế với dự đoán dựa trên kết quả phân tích. Và họ nhận thấy rằng chúng trùng khớp nhau.

Tốc độ phát triển vốn từ vựng ở 3 tuổi liên quan chặt chẽ với điểm số ở độ tuổi 9-10 trong cả Bài kiểm tra từ vựng và Bài kiểm tra Phát triển Ngôn ngữ Trung cấp lẫn các bài kiểm tra phụ của nó (nghe, nói, ngữ nghĩa, cú pháp) ,điểm đọc hiểu trong Bài kiểm tra toàn diện các kỹ năng cơ bản

Thực hiện 1 phép ngoại suy tuyến tính về số lượng từ mà các trẻ NGHE ĐƯỢC tôi có bảng như sau :

NGOẠI SUY TUYẾN TÍNH
( 1 ngày thức dậy đến lúc ngủ là 14 tiếng => 1 tuần gần 100 giờ )
1 tuần 1 năm 4 năm
( 100 giờ ) ( 5200 giờ ) (20800 giờ)
Gia đình các giáo sư 215,000 11,200,000 44,800,000
Gia đình lao động 125,000 6,500,000 26,000,000
Gia đình nhận phúc lợi 62,000 3,200,000 12,800,000

Kết quả cũng được biểu diễn bằng đồ thị

Một thống kê nữa về chất lượng những từ mà trẻ được nghe : Những lời chấp thuận và cấm đoán.

NGOẠI SUY TUYẾN TÍNH
( 1 ngày thức dậy đến lúc ngủ là 14 tiếng => 1 tuần gần 100 giờ )
1 tuần ( 100 giờ ) 1 năm ( 5200 giờ ) 4 năm
Chấp thuận Ngăn cấm Chấp thuận Ngăn cấm Chấp thuận Ngăn cấm
Gia đình các giáo sư 32 5 166,000 26,000 830,000 104,000
Gia đình lao động 12 7 62,000 36,000 310,000 144,000
Gia đình nhận phúc lợi 5 11 26,000 57,000 130,000 228,000

Một đứa trẻ trong gia đình các Giáo sư tích lũy trung bình được 32 lời chấp thuận và 5 lời ngăn cấm mỗi giờ, tỷ lệ 6 khuyến khích và 1 ngăn cấm. Một đứa trẻ trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động tích lũy trung bình 12 lời chấp thuận và bảy lời cấm mỗi giờ, tỷ lệ giữa 2 khuyến khích và 1 ngăn cấm. Tuy nhiên, một đứa trẻ trong một gia đình an sinh tích lũy trung bình 5 lời chấp thuận và 11 lời cấm mỗi giờ, tỷ lệ 1 khuyến khích và 2 ngăn cấm.

Thật không đúng nếu đem kết quả cuộc khảo sát ra so sánh với các trường hợp cụ thể nào đó, nhưng kết quả cho thấy rằng, chúng ta nên dành nhiều thời gian cho con trẻ hết mức mà chúng ta có thể. Sự phát triển Ngôn ngữ, học vấn của trẻ là bắt đầu ở những năm đầu đời. Nếu lấy trung bình số từ mà trẻ nghe được ở các gia đình Giáo sư và gia đình lao động, chúng ta có 1 con số gần 30 triệu từ. Đó là số từ bé cần được nghe để phát triển Ngôn ngữ ở một mức độ trung bình.

Tài liệu tham khảo

The Early Catastrophe – Betty Hart and Todd R. Risley

Betty Hart (giáo sư về Phát triển con người tại Đại học Kansas và nhà khoa học cấp cao tại Viện nghiên cứu về thời gian sống của Schiefelbusch)

Todd R.Risley (giáo sư tại Khoa Tâm lý học tại Đại học Alaska Anchorage và giám đốc Dự án Can thiệp sớm Chuyên sâu về Tự kỷ của Alaska)

10,000-Hour Rule – Malcolm Gladwell

Biên dịch : Cô Hoàng An – Giáo viên khoa Giáo dục Đặc Biệt Đại học Sư Phạm Thành Phố Hố Chí Minh

Bài viết cùng chủ đề

  • Tintuc Hearlife4 Vệ sinh bộ xử lý âm thanh của bạn: Hướng dẫn đặc biệt liên quan đến Covid-19 (Coronavirus)
  • Tintuc Hearlife8 Lê Bá Nguyên Đăng cấy ốc tai điện tử MED-EL trình diễn Piano
  • Tintuc Hearlife10 Phục hồi chức năng Tại nhà: Tại sao nên hát cùng con
  • Tintuc Hearlife13 Phục hồi chức năng Tại nhà: Tại sao nên nói với trẻ về Đầu tiên và Tiếp theo
  • Tintuc Hearlife3 Tư vấn cùng chuyên gia sáng thứ 4 hàng tuần
  • Tintuc Hearlife2 MRI & Ốc tai điện tử MED-EL: An toàn MRI vượt trội
Văn phòng Hà Nội

Trung Tâm Trợ Thính HearLIFE

  • Số 323, đường Lê Thánh Tông, P. Tân Thịnh, TP. Hoà Bình, Hoà Bình
  • 035 609 3690 nhấn nhánh số 1
  • 0916 644 887
  • webhoabinh@gmail.com
Văn phòng TP. HCM
  • Tầng 5, tòa nhà Hoàng Anh SAFOMEC, 7/1 (Vào hẻm 3), Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
  • 035 609 3690 nhấn nhánh số 2
  • (+84) 2838 6372 88
  • webhoabinh@gmail.com

 

Chính sách hỗ trợ
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi, trả hàng hoàn tiền
  • Chính sách vận chuyển
  • Quy định và hình thức thanh toán
  • Chính Sách bảo mật thông tin
Theo dõi chúng tôi
  • Facebook
  • Youtube
  • Twitter
  • Wechat
  • Nhắn tin qua Zalo
  • Nhắn tin qua Facebook
  • 035 609 3690
Copyright 2021 © HearLIFE Việt Nam All rights reserved.
  • Danh mục sản phẩm
    • Sản phẩm khuyến mại
    • Sản phẩm nổi bật
  • MENU CHÍNH
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Lịch sử hình thành
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Sản phẩm
    • Máy trợ thính
      • Resound
      • Rexton
      • Widex
    • Ốc tai điện tử
      • Bộ cấy trong
      • Thiết bị xử lý âm thanh
  • Tin tức
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?